This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Luật sư Trương Thanh Đức: Muốn giữ môi trường, cần siết chặt xử phạt

Trước thực trạng này, trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, luật sư Trương Thanh Đức cho hay: Nếu chưa nhận thức được tác động nghiêm trọng của những hệ lụy này, tiếp tục để tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp còn tồn tại, chúng ta sẽ phải trả những cái giá vô cùng đắt trong tương lai, có khi bằng cả sức khỏe và mạng sống của cả cộng đồng.

Luật sư Trương Thanh Đức

Chế tài xử phạt còn nhẹ

Để thay đổi được tình trạng gây hại môi trường như hiện nay của nhiều doanh nghiệp, trước mắt, chúng ta cần phải chú trọng về mặt pháp luật. Bởi thứ nhất, hệ thống pháp luật của VN về môi trường vẫn còn tù mù, chưa chặt chẽ, không rõ ràng. Thứ hai, chế tài xử phạt còn thấp. Việc xử phạt, xử lý mới chỉ ở mức chung chung, ở mức độ vi phạm hành chính, loay quanh vài triệu đến vài trăm triệu đông, mặc dù thực tế gây thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với số tiền xử phạt.

Có thể so sánh với việc xử phạt giao thông gần đây đã được quy định hết sức cụ thể, nghiêm khắc. Chính phủ đã liên tục sửa đổi các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính bằng cách tăng mức phạt để đối phó với tình trạng thực tế. Tác hại gây ra với môi trường còn kinh khủng gấp bao nhiêu lần so với việc vi phạm giao thông, đặc biệt là các nhà máy xả thải nhiều chất độc ra môi trường, mà điển hình là Formosa. Thế nhưng, pháp luật về mảng này, từ quy chuẩn đến chế tài xử phạt, chưa theo kịp, không thay đổi mấy so với thời xưa cũ. Quy định chưa nghiêm khắc, thực hiện chưa nghiêm túc, xử lý còn nương tay. Nhưng quan trọng nhất là chế tài xử phạt còn nhẹ, không đủ sức cảnh báo, răn đe và trừng trị.

Sắp tới, Bộ Luật Hình sự có quy định xử phạt tội phạm về môi trường đơn giản hơn, thay vì trước kia phải xác định rõ thiệt hại mới xử được tội, thìbây giờ không cần phải chứng minh thiệt hại cụ thể và có thể xử tội đối với cả pháp nhân. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là một phần, chỉ áp dụng đối với một số ít trường hợp, còn về cơ bản phải ngăn chặn và xử lý được số đông. Vì vậy, rất cần phải có sửa đổi quy định về xử lý và xử phạt hành chính thật nghiêm khắc, thì mới bảo vệ được môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô, thì cũng đồng nghĩa với chất thải, ô nhiễm và sự tác động tới môi trường cũng tăng lên nhiều. Vì vậy, cần khẩn cấp siết chặt các quy chuẩn và xử lý vi phạm về môi trường, để phòng ngừa và hạn chế những hậu quả nặng nề hơn.

Cần khởi tố vụ án Formosa

Ngoài ra, các quy định về môi trường hiện nay dường như còn bất cập, chưa phù hợp. Sau khi vụ Formosa xảy ra, mới thấy rằng quy chuẩn xả thải áp dụng cho Formosa thấp hơn nhiều so với chuẩn chung của Việt Nam và càng thấp hơn so với chuẩn quốc tế. Do vậy, nếu doanh nghiệp này áp dụng đúng theo quy chuẩn thì cũng gây hại rất lớn đến môi trường, chứ chưa nói gì đến việc có vi phạm, gian dối nghiêm trọng.

Luật pháp cần phải nghiêm khắc và rõ ràng để cho mọi người biếtthực hiện và thấy sợ mà không dám vi phạm. Sau đó mới đến việc xử lý kịp thời, nghiêm túc, công khai. Hiện nay, chế tài luật thì nhẹ nhàng, việc xử lý dễ dãi. Điển hình vụ Formosa, đã thừa yếu tố cấu thành tội phạm gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, không thể không khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự với những người phạm tội. Với một vi phạm về môi trường lớn kinh khủng nhất từ trước đến nay, thì cần phải khởi tố hình sự.

Chẳng lẽ Việt Nam lại bó tay?

Buhtan ghi luôn vào hiến pháp là phải duy trì tối thiểu là 60% độ phủ rừng và trên thực tế còn đạt được 70%. Do đó, quốc gia này còn bán tiêu chuẩn xả thải cho các quốc gia giàu có khác. Các quốc gia có nền công nghiệp phát triển rất mạnh nhưng tỷ lệ và mức độ ô nhiễm thì thấp hơn nhiều so với VN mới ở thời kỳ đầu của công nghiệp hóa. Trong khi, VN vốn nhiều rừng vàng, biển bạc, nhưng đến nay rừng thì bị thu hẹp từng ngày và cạn kiệt, sói mòn, còn ao hồ, sông biển bị hủy hoại, đầu độc, ô nhiễm một cách vô cùng trầm trọng. Chúng ta đi sau, đáng lẽ phải rút ra được bài học để bảo vệ môi trường tốt hơn, nhưng hiện nay đang có nguy cơ ngược lại.

Hơn 30 năm trước, các nhà máy đường ở Thái Lan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông rạch, gây ô nhiễm nặng nề, công luận và người dân lên án mạnh mẽ. Nhờ có luật môi trường kiên quyết bắt buộc, có chế tài chặt chẽ, các nhà máy đường phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải trung tâm để tiếp nhận nước thải từ một số cơ sở lọc đường quanh vùng thì mới được phép hoạt động. Kết quả là giá đường không tăng bao nhiêu dù đã cộng thêm chi phí xử lý nước thải. Giá bán được người tiêu dùng chấp nhận vì quyền lợi chung của cả cộng đồng. Hơn 30 năm trước, Thái Lan đã làm được, chẳng lẽ bây giờ Việt Nam lại chịu bó tay trong khi nhận thức và công nghệ ngày nay đã vượt xa lúc ấy về xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường?

Hà Anh

Cảnh giác với chiêu “móc túi” cước viễn thông

Khi hàng nghìn phụ huynh ở một trường tiểu học tại Hà Nội còn chưa hết bức xúc vì phải đọc những tin nhắn “đe nẹt”, dọa dẫm từ… sổ liên lạc điện tử do một kẻ quậy phá gây ra, thì không ít người dân lại khổ sở vì bị “móc túi từ xa” do trót bấm nút gọi lại những đầu số lạ trong danh sách cuộc gọi nhỡ. Đây là những biểu hiện tinh vi của những tên quấy rối, trộm công nghệ cao đã đến mức “thượng thừa”, đòi hỏi sự cảnh giác cao độ của người sử dụng điện thoại, cũng như sự quản lý gắt gao hơn nữa của cơ quan an ninh mạng...

Bấm nút là mất tiền

Nhiều bạn đọc phản ánh, trong thời gian gần đây họ liên tục gặp phải các cuộc gọi nhỡ từ các đầu số lạ của nước ngoài, sau đó họ gọi lại thì dù chỉ có tiếng tổng đài nước ngoài, và kể cả làm theo hay dập máy, họ cũng bị mất số tiền không nhỏ trong tài khoản.

Người sử dụng ĐTDĐ cần cảnh giác với những cuộc gọi bất thường, có đầu số nước ngoài.

Các đầu số lạ thực hiện các cuộc gọi lừa đảo đã bắt đầu xuất hiện thường xuyên với tần suất khá dày. Người dùng các nhà mạng tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM là đối tượng thường xuyên bị làm phiền, có chủ thuê bao bị các đối tượng gọi điện làm phiền đến vài cuộc trong một khoảng thời gian ngắn.

Thủ đoạn của các đối tượng này khá tinh vi, chúng thường sử dụng các đầu số nước ngoài khá lạ như mã vùng +252 (Somali), +247 (đảo Ascension), +371 (Latvia), +224 (Guy nê) để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo đến người dùng di động. Các số lạ có nguồn gốc từ Somali như +25299115597, +252 99115857 thời gian gần đây hoạt động khá nhiều. Đáng chú ý các cuộc gọi thường rơi vào quãng đêm muộn, khiến người sử dụng không biết và sau đó nghĩ rằng người quen từ nước ngoài có việc quan trọng gọi về nên vội vã bấm máy gọi lại và mắc bẫy.

Trả lời về vấn đề này, đại diện nhà mạng Mobifone cho biết, có rất nhiều thắc mắc tương tự được gửi về trong vài ngày trở lại đây. Hiện nhà mạng đã cảnh báo về các cuộc gọi như vậy, với nghi ngờ có gian lận cước quốc tế. Người dùng không nên nhấc máy với các đầu số lạ, đặc biệt không gọi lại, nếu gọi sẽ bị tính tiền cước. Cụ thể, với đầu số +252, người dùng sẽ bị trừ 13.860 đồng/phút tiền cước phí.

Tái xuất tinh vi

Được biết các đầu số lạ thực hiện các cuộc gọi lừa đảo đã từng xảy ra ở khá nhiều nước trên thế giới và đây là một vấn nạn lớn của ngành viễn thông.Các nhà mạng tại Việt Nam như Vinaphone, Mobifone và Viettel đã có công văn gửi đến Trung tâm Viễn thông quốc tế yêu cầu chặn các số điện thoại nói trên, tuy nhiên vì các đối tượng lừa đảo hoạt động khá tinh vi, thay đổi số điện thoại liên tục nên rất khó để ngăn chặn triệt để.

Thực ra đây không phải là chiêu thức mới lạ, nhưng đã có một số biến đổi tinh vi hơn. Cách đây vài năm, đã có những hacker sử dụng các đầu số vệ tinh +881, +882... để tạo cuộc gọi nhỡ. Khi ấy rất nhiều người dùng gọi lại tới các đầu số này đều mất tiền cước hơn 100.000 đồng mỗi phút, dù không có kết nối trả lời.

Các nhà mạng cho biết, hai đầu số trên thuộc hệ thống vệ tinh di động toàn cầu (Global Mobile Satellite System - GMSS), không phải là một số thuê bao thông thường, cũng không thuộc sự quản lý của quốc gia nào nên việc truy hoàn cước cho khách hàng không thể thực hiện. Hiện tượng lừa đảo trên không chỉ xảy ra đối với Việt Nam mà cả người sử dụng từ nhà mạng quốc tế lớn như SingTel (Singapore), AT&T và Vodafone (Mỹ),...

Đầu dây bên kia thường không có người trả lời, hoặc là tổng đài tự động bằng tiếng Anh. Chỉ đến khi kiểm tra lại tài khoản hoặc thanh toán cước phí, chủ thuê bao mới tá hỏa nhận ra đã mất tới tiền trăm vì những cuộc gọi lại chỉ vài giây đồng hồ ấy.

Những hành vi nguy hiểm hơn

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc An ninh mạng của Bkav nhận định: “Việc có thể giả mạo số điện thoại để gửi tin nhắn sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện nạn lừa đảo hay tống tiền bằng tin nhắn. Đối tượng sẽ không chỉ giả mạo số điện thoại của người thân, vợ hoặc chồng con, bạn bè mà còn có thể ngụy trang bằng số dịch vụ ngân hàng hay nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để lừa người sử dụng”.

Những nhận định của ông Đức là có cơ sở, bởi cách đây khoảng 1 tháng, ngày 25/9/2016, 1.700 phụ huynh Trường THCS Ba Đình (Hà Nội) đã sốc khi bỗng nhận được tin nhắn từ đầu số sổ liên lạc điện tử nhà trường rằng: “Con ông bà học ngu như bò. Tôi không hiểu ông bà có biết dạy con không nữa?". Ngay sau đó nhà trường đã phải ra thông báo hệ thống sổ liên lạc điện tử của trường bị hack và nhờ cơ quan điều tra làm rõ. Kẻ gây rối là một thanh niên 9x chỉ với mục đích làm mất uy tín công ty cung cấp mạng vì mâu thuẫn nhỏ với giám đốc.

Câu chuyện cho thấy, chỉ với những thao tác nhỏ, nhưng một kẻ quậy phá hoặc hành động với ý đồ đen tối rất có thể gây ra những hệ lụy vô cùng to lớn, nếu như có thể thông qua mạng viễn thông để mạo danh cơ quan, tổ chức chính thức nào đó.

Bởi vậy, ngoài việc người sử dụng điện thoại cần cẩn trọng, đặt ra những nghi vấn khi có biểu hiện bất thường với điện thoại, thì các cơ quan an ninh mạng viễn thông cũng cần bám sát các diễn biến, chặn đứng những ý đồ tội phạm từ manh nha, bằng cách hạn chế tối đa những lỗ hổng mạng viễn thông.

Bình An

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Bắt hàng chục ngàn hộp thực phẩm chức năng là hàng giả

Theo nguồn tin của dân trí, ngày 5/9, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn đã tổ chức họp gấp với về vụ bắt giữ hàng chục nghìn sản phẩm Thực phẩm chức năng (TPCN) của Công ty TNHH thương mại Slim HMN Việt Nam (Công ty Slim HMN Việt Nam) có địa chỉ tại Thanh Trì, Hà Nội được nghi là làm giả.

Thành phần tham dự có Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý Dược, Viện kiểm nghiệm thuốc, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Thanh tra Bộ Y tế, Cục Y Dược học cổ truyền, Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.


Lực lượng liên ngành thu giữ nhiều thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ cùng nhiều tang vật làm giả. Ảnh:ANTV/Ban 389 quốc gia

Lực lượng liên ngành thu giữ nhiều thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ cùng nhiều tang vật làm giả. Ảnh:ANTV/Ban 389 quốc gia

Bước đầu, các cơ quan chức năng đã công bố kết quả cả 14 Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nghi làm giả (thực tế có 77 mẫu sản phẩm) thu giữ từ Công ty Slim HMN Việt Nam, cơ quan chức năng nhận định nhiều sản phẩm không có hoạt chất như niêm yết hoặc hoạt chất đạt dưới ngưỡng công bố, cho phép.

Như vậy, theo quy định của Nghị định 185/NĐCP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Chính phủ, bước đầu bị coi là hàng giả. Tuy nhiên, theo trình tự pháp luật, việc kết luận thật/giả còn phải căn cứ thêm một số yếu tố khác và do đó các cơ quan chức năng tiếp tục quá trình điều tra vụ việc để đưa ra kết luận cuối cùng.

Trước đó ngày 31/8, Chánh văn phòng 389 Quốc gia đã có báo cáo gửi lên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia nêu nhận định, đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng... Vụ việc cho thấy Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đang rất quyết liệt chỉ đạo để xử lý nhanh chóng, đúng trình tự pháp luật vụ việc nghiêm trọng nói trên.

Trong kết quả 14 Phiếu Kiểm nghiệm sản phẩm nghi làm giả được thu giữ từ Công ty Slim HMN Việt Nam và nhiều cửa hàng, hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội, cơ quan chức năng đã công bố kết luận.

Tại Phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu Pita Wall Vitamin nhập khẩu của Đức của Công ty TNHH TM XNK thực phẩm Quốc tế NHV tại Cầu Bươu, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội, do Công ty TNHH BTC Thanh Xuân phân phối, cơ quan chức năng cho biết hàm lượng chưa đạt nhiều chỉ tiêu so với yêu cầu. Trong đó có hàm lượng Vitamin C (mg/viên) không đạt tiêu chuẩn cho phép; khối lượng tịnh (mg/viên) không đạt, nhiều hàm lượng thuốc như Định tính Citrus Bioflavonoids, Grape Seed Oil và Glutathione không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

TPCN Glucosamine Sit 160 mà Công ty Slim HMN Việt Nam nhập khẩu và phân phối, qua kiểm nghiệm chỉ tiêu hóa lý, cơ quan chức năng công bố hàm lượng Carbohydrat (mg/vien) không đạt với tiêu chuẩn quy định; Hàm lượng vitamin D3 không ghi cụ thể...

Thực phẩm chức năng HMN Collagen USA nhập khẩu Mỹ và được nhập và phân phối bởi Công ty SlimHMN Việt Nam, kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu hóa lý, cơ quan y tế cho biết có 4/5 chỉ tiêu không đạt, trong đó có hàm lượng Protein, Vitamin A, năng lượng, chất béo và hàm lượng Carbohydrat; duy chỉ có độ ẩm là đạt tiêu chuẩn.

Trước đó, như Dân Trí đã thông tin, ngày 31/8, Cục Quản lý Thị trường Hà Nội, Phòng An ninh Kinh tế CA Tp Hà Nôi, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã thu giữ hàng chục nghìn loại thực phẩm chức năng (TPCN) không có hóa đơn, chứng từ nhập khẩu cùng hàng nghìn kg vỏ hộp, tem nhãn mác và vỏ nhựa không nhãn mác tại tại trụ sở của Công ty Slim HMN Việt Nam và 2 kho hàng hóa tại xã Tam Hiệp, H. Thanh Trì.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Ban Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện nhiều nhà thuốc, quầy thuốc bán TPCN của công ty trên cùng nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, hóa đơn chứng từ và thu giữ số lượng lớn.

(Theo Dân Trí)

Hacker chiếm đoạt tài khoản Facebook lộ tẩy

Phòng Cảnh sát tội phạm công nghệ cao Hà Nội (PC50) phối hợp với Công an Đà Nẵng đã phát hiện Phạm Văn Khanh (19 tuổi, ở quận Sơn Trà) có hành vi Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài sản.

hacker-chiem-doat-tai-khoan-facebook-lo-ty

Cảnh sát đọc lệnh bắt tạm giam Khanh. Ảnh: V.H.

Trước đó, PC50 Hà Nội nhận trình báo của chị Thư, sinh sống tại Đức về việc bị kẻ xấu chiếm đoạt tài khoản Facebook để lừa đảo bạn bè, người thân. Trong tháng 7, một người bạn của chị Thư đã chuyển cho kẻ này 29 thẻ cào (tổng cộng 6,4 triệu đồng).

Các trinh sát mạng vào cuộc, phát hiện người lấy trộm nick của chị Thư là Khanh. Lúc này Khanh đang thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bị triệu tập lên trụ sở công an đầu tháng 10, trước những chứng cứ, dấu vết để lại trên Internet, Khanh thừa nhận là thủ phạm của hàng trăm vụ đoạt nick Facebook để lừa đảo mua thẻ cào điện thoại.

Học hết lớp 8, Khanh bỏ học, thường xuyên lang thang ở các quán Internet thuộc phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Từ cuối tháng 10/2014, Khanh phát hiện nhiều khách chơi tại quán dùng thủ đoạn hack nick Facebook của những người sử dụng mạng xã hội rồi nhờ mua thẻ cào điện thoại. Thấy việc lừa đảo quá dễ, Khanh nhờ họ hướng dẫn để làm theo.

Khanh tìm các trang cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, lựa chọn những phụ nữ dễ chiếm đoạt tài khoản để tấn công. Theo khai nhận, Khanh chỉ cần đọc thông tin của họ đăng công khai trên trang Facebook cá nhân là có thể dò ra mật khẩu. Thói quen của những phụ nữ này là sử dụng ngày tháng năm sinh, số điện thoại của mình hoặc con cái làm mật khẩu Facebook.

Khanh nhanh chóng đổi lại mật khẩu, đọc nhật ký nói chuyện giữa chủ tài khoản và bạn bè, người thân của họ đang sinh sống tại Việt nhắn tin nhờ mua thẻ cào. Lấy lý do dùng thẻ bán cho cộng đồng người Việt với lãi cao, anh ta chọn thời điểm nhắn tin lừa đảo vào giờ đêm khuya ở nước ngoài để nạn nhân khó kết nối liên lạc bằng điện thoại.

Từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2016, Khanh đã hack được trên 100 nick Facebook, lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 100 triệu đồng. Vụ việc sau đó được PC50 Hà Nội chuyển tới Công an Đà Nẵng và đầu tháng 10 Khanh đã bị khởi tố.

Thượng tá Hà Thị Hằng - Phó phòng PC50 - cho biết mạng xã hội là môi trường ảo nên người tham gia có thể nói dối thoải mái mà không sợ bị phát hiện, nhất là trường hợp mạo danh, sử dụng hình ảnh của một người khác, kẻ xấu yên tâm không bị lộ diện. Để phòng ngừa, người tham gia mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác, chủ động bảo vệ bản thân.

Từ năm 2014 đến nay, PC50 Công an Hà Nội đã thụ lý điều tra 80 vụ việc liên quan đến loại tội phạm trộm tài khoản Facebook với tổng số tiền thiệt hại lên đến gần 6,6 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm nay, PC50 tiếp nhận giải quyết 33 vụ việc với số tiền bị chiếm đoạt gần 5,9 tỷ đồng.

(Theo VNExpress)

Về những tố cáo liên quan đến BV Tâm thần TW 1: Có nội dung đúng, có nội dung sai và không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế

Bộ Y tế vừa có Kết luận số 878/KL-BYT thông báo kết luận nội dung tố cáo đối với Bệnh viện Tâm thần TW 1 theo nội dung tố cáo của công dân. Sau khi đoàn thanh tra của Bộ Y tế đã tiến hành quá trình thanh kiểm tra, xác minh các nội dung tố cáo, các tài liệu, chứng cứ có liên quan... Bộ Y tế kết luận nhiều nội dung tố cáo có đúng, có sai và có những nội dung tố cáo không có cơ sở, không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế...

Về nội dung tố cáo ông La Đức Cương, Giám đốc bệnh viện vắng mặt không có lý do trong một số buổi học quân sự đầu năm thứ 2 tại Trường ĐH Y Hà Nội, bị cảnh cáo toàn trường, kết luận Thanh tra của Bộ Y tế cho biết, nội dung tố cáo này có đúng, có sai.

Kết luận nội dung tố cáo.

Về nội dung tố cáo ông La Đức Cương về hành vi gây bè, kết cánh, quản lý đơn vị trái pháp luật, trong đó có tố cáo ông Cương bổ nhiệm chức vụ Phó phòng Tài chính kế toán cho ông Lê Đức Khiêm sai quy định là sai; riêng nội dung tố cáo ông Khiêm sử dụng bằng tốt nghiệp giả để làm quy trình bổ nhiệm chức vụ Kế toán trưởng bệnh viện là tố cáo đúng; đối với tố cáo ông La Đức Cương đã tự ý quyết định bổ nhiệm bà Tin làm Kế toán trưởng phụ trách dự án là tố cáo sai; Với tố cáo ông Lê Đức Khiêm bị Bộ Y tế cách chức và Huyện ủy Thường Tín cảnh cáo về Đảng là có đúng, có sai; đối với tố cáo ông La Đức Cương có những hành vi trái pháp luật trong việc quản lý đối với ông Khiêm, Đoàn thanh tra kết luận là tố cáo sai, tuy nhiên Bệnh viện đã để thời gian giữ chức vụ Phó phòng Tài chính Kế toán của ông Khiêm kéo dài hơn so với quy định 3 tháng 21 ngày...

Về nội dung tố cáo ông La Đức Cương về hành vi quan hệ trai gái bất chính, vi phạm pháp luật, Bộ Y tế kết luận tố cáo này không có cơ sở, chưa có đủ căn cứ để kết luận và không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế mà thuộc thẩm quyền của tòa án.

Về nội dung tố cáo ông La Đức Cương về hành vi bất nhân, bất nghĩa đối với bố mẹ vợ, rũ sạch trách nhiệm với vợ về các khoản nợ mà vợ ông đã vay trong thời kỳ hôn nhân là không có cơ sở để kết luận và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Y tế.

Về nội dung tố cáo ông La Đức Cương về hành vi trốn nợ, lừa đảo ngân hàng và các chủ nợ là không có cơ sở để kết luận và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Y tế. Với tố cáo ông La Đức Cương vi phạm 19 điều Đảng viên không được làm, kết luận của Bộ Y tế nêu rõ, việc xác minh, kỷ luật về Đảng đối với ông La Đức Cương (nếu có) thuộc thẩm quyền của Huyện ủy Thường Tín.

Về nội dung tố cáo BS. Hoàng Thị Thu Hương - Khoa Cai nghiện, Bệnh viện Tâm thần TW 1 liên quan đến việc bà Hương có con ngoài giá thú với ông La Đức Cương hay không chưa có cơ sở để kết luận và không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế mà thuộc thẩm quyền của tòa án. Đối với tố cáo BS. Hương nghỉ việc không lương kéo dài không có lý do chính đáng, đề nghị kỷ luật BS. Hương ở mức “buộc thôi việc” là không có cơ sở.

Về nội dung tố cáo đối với lãnh đạo bệnh viện bao che cho các vi phạm của ông La Đức Cương, không đi xác minh làm rõ, không đề xuất xử lý vi phạm, không đồng gửi về Bộ Y tế và Huyện ủy Thường tín để báo cáo là không có cơ sở. Tuy nhiên, kết luận của Bộ Y tế cho biết, khi giải quyết đơn tố cáo của công dân ghi ngày 27/7/2015, bệnh viện đã làm sai về thể thức văn bản.

Tại kết luận nội dung tố cáo đối với Bệnh viện Tâm thần TW 1 theo nội dung tố cáo của công dân, Bộ Y tế đã giao Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành kiểm điểm, xử lý, kiến nghị xử lý đối với các cá nhân có sai phạm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế; chỉ đạo Bệnh viện Tâm thần TW 1 kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của bệnh viện.Đối với các nội dung tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Y tế, Bộ Y tế thông báo đến công dân là người gửi đơn biết để công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, giao Thanh tra Bộ hướng dẫn.Đối với nội dung tố cáo ông La Đức Cương vi phạm 19 điều Đảng viên không được làm, đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Y tế có văn bản gửi Huyện ủy Thường Tín - TP. Hà Nội để trao đổi ý kiến, thông báo nội dung tố cáo của công dân đối với đảng viên La Đức Cương để xem xét, xác minh, xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

TS-CT

TPHCM: Đội hiệp sĩ bắt kẻ cướp giật cầm hung khí

Công an TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đang tạm giữ hình sự 2 nghi can gồm: Hồ Văn Hảo (SN 1997) và Trần Văn Tài (1997, cùng ngụ tỉnh Cà Mau) để điều tra, xử lý về hành vi “cướp tài sản”. Đáng nói, nghi can Hảo có 1 tiền án 3 năm tù về tội “cướp tài sản”, vừa trở về địa phương 2 tháng và đến nay tiếp tục gây án.

Theo thông tin ban đầu, 19h đêm 1/11, đội hiệp sĩ Bình Dương do anh Nguyễn Thanh Hải làm đội trưởng, tổ chức nhóm 5 thành viên trong lúc đi ‘tuần’ ở đường Phú Lợi, KP.2, TX. Thủ Dầu Một thì phát hiện 2 thanh niên đi xe gắn máy mang BKS 67M5- 5563 áp sát, giật giỏ xách của bà L.T.B (41 tuổi, ngụ TX. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) rồi lên ga bỏ chạy. Nghe bà B. hô hoán cướp, đội hiệp sĩ đã nhanh chóng phóng theo, chạy được một đoạn thì xe hai đối tượng bị trượt bánh, ngã xuống đường.

Một đối tượng bị các hiệp sĩ khống chế, bắt tại chỗ. Đối tượng còn lại chạy bộ vào nhà dân cách đó khoảng 300m, cầm 2 mảnh kính vỡ, cố thủ, uy hiếp người trong nhà, phải lấy xe gắn máy chở hắn ra ngoài để thoát thân.

Thừa lúc đối tượng chờ người trong nhà dắt xe, các hiệp sĩ bao vây và thuyết phục đối tượng bỏ hung khí xuống…. Đối tượng ngoan cố, yêu cầu các hiệp sĩ cho hắn mượn ĐTDĐ gọi về nhà thông báo tình hình cho vợ. Yêu cầu này lập tức được nhóm hiệp sĩ của anh Hải đáp ứng. Lợi dụng lúc đối tượng bỏ hung khí xuống, mất cảnh giác, các hiệp sĩ đã xông vào khống chế, tóm gọn.

Bước đầu tại cơ quan Công an, 2 đối tượng khai nhận là Hồ Văn Hảo và Trần Văn Tài. Chúng thừa nhận hành vi phạm tội. Được biết trong túi xách của chị B có số tiền 8 triệu đồng, 1 ĐTDĐ và 1 số giấy tờ cá nhân. Hiện Công an đang làm rõ, xử lý.

Lý Sơn

Thanh tra phanh phui hàng loạt sai phạm tại Petrolimex

Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng ngoài ngành không đúng quy định, không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng; xảy ra tình trạng cá nhân chiếm đoạt tài sản; quản lý không chặt chẽ trong kinh doanh, điều hành giá bán... là thực trạng được Thanh tra Chính phủ (TTCP) nêu ra tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và các đơn vị thành viên trong Kết luận thanh tra vừa mới ban hành.

Đầu tư ngoài ngành không đúng quy định

TTCP cho biết, liên quan đến nội dung thực hiện Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Petrolimex và một số đơn vị thành viên, Công ty mẹ Petrolimex đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền trên 2.255,6 tỷ đồng; trong đó, nhiều khoản đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định. Cụ thể, Petrolimex tăng vốn đầu tư vào PG Bank 400 tỷ đồng, chiếm 40% vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn và Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex trên 171,3 tỷ đồng, chiếm 51% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp mà không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ.

Kết luận của TTCP đã chỉ ra nhiều sai phạm tại Petrolimex.

Bên cạnh đó, Petrolimex còn tăng vốn đầu tư 51 tỷ đồng vào Công ty cổ phần bất động sản Petrolimex mà không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương; sử dụng vốn kinh doanh gần 231,9 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, không đúng với Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Petrolimex còn ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình, dự án trên 414,6 tỷ đồng từ vốn chiếm dụng trong thanh toán, chưa bố trí được nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Một số khoản đầu tư của Công ty mẹ Petrolimex hiệu quả thấp như đầu tư 178,5 tỷ đồng vào Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex và bất động sản Petrolimex kém hiệu quả; đầu tư trên 38,8 tỷ đồng vào Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang, Công ty trách nhiệm hữu hạn hóa chất PTN và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức...

Chưa quản chặt xăng dầu tiêu thụ trước thời điểm tăng giá

Đặc biệt, TTCP đã chỉ rõ những vi phạm nghiêm trọng trong việc hợp tác đầu tư tại Công ty Vipco; Công ty Xăng dầu Khu vực II...; những tồn tại trong quản lý hoạt động kinh doanh của Petrolimex và các công ty xăng dầu thành viên... Cụ thể, hồi tháng 4/2008, Vipco đã chuyển 72,5 tỷ đồng vào tài khoản chung do Công ty Thiên Lộc Phú làm chủ tài khoản, sau đó có văn bản cho phép Công ty Thiên Lộc Phú rút ra từ ngân hàng 20,2 tỷ đồng nhưng không có căn cứ, số tiền rút ra không sử dụng vào việc thực hiện hợp đồng và hoạt động của Công ty Thiên Lộc Phú (thực tế công ty này không hoạt động kinh doanh). Thiên Lộc Phú đã trả lại Vipco 1,5 tỷ đồng, số còn lại gần 19 tỷ đồng đến nay không thu hồi được là việc làm “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”, kết luận Thanh tra cho hay.

Đối với những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của Petrolimex và các công ty xăng dầu thành viên. Cụ thể là việc xác định sai sản lượng xăng dầu tiêu thụ thực tế, dẫn đến trích thiếu Quỹ bình ổn giá gần 5 tỷ đồng. Năm 2011, tập đoàn chỉ đạo các công ty xăng dầu thành viên kinh doanh có lãi trích lập Quỹ bình ổn, thực tế 11 công ty đã trích lập số tiền 221,3 tỷ đồng, không đúng đối tượng theo quy định.

Petrolimex cũng bị TTCP đánh giá là “chưa quản lý chặt chẽ xăng dầu tiêu thụ trước các thời điểm điều chỉnh giá, sản lượng xăng xuất bán trước thời điểm tăng giá tại một số công ty xăng dầu thành viên tăng bất thường từ 2,3 - 6,7 lần so với sản lượng bán bình quân”. Theo TTCP, đây là dấu hiệu sơ hở trong quản lý, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nhưng tập đoàn chưa có biện pháp quản lý, khắc phục. TTCP kiến nghị phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân thuộc tập đoàn và các công ty liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu. Đáng chú ý, theo kiến nghị của TTCP, Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với 2 vụ việc xảy ra giữa Công ty Vipco và Công ty Thiên Lộc Phú.

Liên quan đến nội dung kết luận của TTCP, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimex cho biết, tập đoàn đã nhận được Kết luận thanh tra và khi cơ quan thanh tra đã có kết luận, doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm thực hiện theo như các kiến nghị mà thanh tra chỉ ra. Tập đoàn sẽ nghiêm túc thực hiện, song trong quá trình triển khai nếu gặp phải những vướng mắc, khó khăn, tập đoàn sẽ báo cáo các cơ quan chức năng để được hỗ trợ, hướng dẫn.

Đ. Dũng - T. Vinh